‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 24: Tình cảm giữa Hiệp và Duyên có bị cản trở?
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 11.1, dù không phải giờ cao điểm và là ngày nghỉ nhưng phương tiện lưu thông tăng đột biến đã khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ùn tắc như: Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, Tây Sơn, Lê Văn Lương, Hoàng Đạo Thúy...Đây là thời điểm gần tết Nguyên đán 2025 nên các hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa diễn ra tấp nập. Việc người dân đi mua sắm trước tết cũng dẫn đến mật độ phương tiện tăng cao, gây áp lực lớn cho các tuyến đường ở Hà Nội.Đáng chú ý, trong thời điểm ùn tắc, người dân vẫn chấp hành nghiêm đèn tín hiệu giao thông, không đi lên vỉa hè, đi ngược chiều.Hơn 1.000 việc làm hấp dẫn cần tuyển lao động trẻ
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Kem trị sẹo được yêu thích gọi tên Scar Esthetique
Tại ĐBSCL tình trạng hạn mặn đang ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của hàng chục ngàn hộ dân. Tính đến thời điểm này đã có 3 địa phương là Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp vì hạn mặn.
Hoàng Trung Thông (20 tuổi, ngụ thôn 3, xã Quảng Nhân, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) - tân binh sẽ lên đường nhập ngũ vài ngày tới. Thông có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (ở với ông bà ngoại đã hết tuổi lao động, già yếu), nhưng chàng trai này dứt khoát tình nguyện nhập ngũ để góp sức mình bảo vệ Tổ quốc. Thông sinh ra không có bố (mẹ đơn thân), lên 2 tuổi thì mồ côi mẹ, kể từ đó em được ông bà ngoại nuôi dưỡng, chăm sóc trong ngôi nhà cấp bốn tạm bợ, mái lợp lá kè ở thôn 3 (xã Quảng Nhân).Trong đợt tuyển quân 2025, Thông đã tình nguyện viết đơn xin thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã trúng tuyển, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên địa phương noi theo.Vừa tốt nghiệp ngành sửa chữa ô tô với tấm bằng loại khá, Thông từng mong học xong nghề để đi làm có tiền nuôi dưỡng ông bà ngoại nay đã 75 tuổi. Nhưng trước tết Nguyên đán, Thông nghĩ bản thân cần chín chắn, trưởng thành hơn nên quyết định làm đơn tình nguyện đi bộ đội, và quyết định của Thông đã được ông bà vui vẻ đồng ý. "Em cũng mong mỏi một điều nữa là khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bản thân cũng đã được rèn luyện ngoài xã hội và cả trong môi trường quân đội thì có thể tự tin đứng trước bàn thờ mẹ nói "con đã trưởng thành và có ích cho xã hội". Em tin điều đó cũng là mong muốn lớn nhất của mẹ em nếu mẹ còn trên đời", Thông chia sẻ.Tinh thần tình nguyện của Hoàng Trung Thông phần nào được truyền từ ông bà ngoại, những người từng có nhiều năm tháng là thanh niên xung phong phục vụ kháng chiến chống Mỹ.Ông Phan Văn Phúc (ông ngoại Hoàng Trung Thông) dù nay đã 75 tuổi nhưng khi nói chuyện giọng ông vẫn còn "hăng hái" như thời mười tám đôi mươi. Ông Phúc chỉ mong mỏi một điều duy nhất là em Hoàng Trung Thông trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định, nuôi được bản thân."Vợ chồng tôi rồi sẽ già đi, không ở mãi với cháu nó được. Mong mỏi duy nhất là Thông tự lập, trưởng thành, có cuộc sống bình thường như bao người khác. Vợ chồng tôi dù đã già nhưng vẫn đủ sức chăm sóc nhau, chỉ mong muốn rằng cháu nó hoàn thành nghĩa vụ, cứng cáp hơn để lập nghiệp tự nuôi sống bản thân", ông Phúc chia sẻ.Ông Lê Văn Minh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Quảng Nhân, cho biết Hoàng Trung Thông là tân binh có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng Thông rất có ý thức, trách nhiệm với Tổ quốc."Thông đã xung phong thực hiện nghĩa vụ quân sự và chỉ còn vài ngày nữa sẽ lên đường nhập ngũ. Đây là tấm gương cho các thanh thiếu niên trên địa bàn noi theo về trách nhiệm của mình với Tổ quốc", ông Minh nói.
Nhật trình kể chuyện: Những mối duyên cộng hưởng
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!